Big Data là gì? Cụm từ “Big Data” nhan nhản trên khắp thị trường từ doanh nghiệp, marketing, công nghệ thông tin… Câu chuyện Big Data được bàn luận rộng khắp mọi nơi. Vậy nó là gì? Nó được ứng dụng ra sao và mang đến ưu điểm vượt trội gì mà được nhiều ngành nghề ứng dụng. Tìm hiểu rõ hơn câu trả lời về Big Data.
Big Data là gì?
Khái niệm
Big Data được hiểu là dữ liệu lớn. Tùy theo mỗi ngành nghề khác nhau mà Big Data được giải thích khác nhau và nó chưa có một khái niệm chính thức.
Quá trình hình thành và phát triển của Big Data
Thuật ngữ Big Data được sử dụng lần đầu bởi nhà khoa học John Mashey vào năm 1990. 10 năm sau, thuật ngữ này mới phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
Big Data cần đáp ứng được 3V, tức Volume – Variety – Velocity. Đồng nghĩa Big Data hội tụ được 3 vấn đề sau:
- Tập hợp dữ liệu đủ lớn nhưng số lượng đánh dấu cho sự lớn chưa có.
- Tập hợp dữ liệu đa dạng, kể cả đó là dấu hiệu cấu trúc, không cấu trúc hay bán cấu trúc
- Mức độ gia tăng cực kỳ lớn và không có tiêu chuẩn nào cho độ gia tăng này.
Ngày nay với sự bùng nổ của thông tin và mạng xã hội, Big Data gia tăng chóng mặt. Theo thống kê có hàng tỷ người kết nối và chia sẻ thông tin, hình ảnh… mỗi ngày và không ngừng gia tăng. Big Data đã thay đổi cách thế giới sử dụng thông tin và trở thành một phần thiết yếu, cực kỳ quan trọng trong nhiều lĩnh vực.
Ứng dụng của Big Data là gì?
Big Data được ứng dụng rất nhiều lĩnh vực từ ngân hàng, y tế, thương mại điện tử, bán lẻ, Digital marketing…
Ngân hàng
Big Data được ứng dụng để thể hiện vai trò trong mọi hoạt động của ngân hàng như thu tiền mặt, quản lý tài chính, xác định chi nhánh mới… Cụ thể
- Phân tích và xác định nơi tập trung nhiều nhu cầu khách hàng để đề xuất thành lập chi nhánh mới
- Dự đoán lượng tiền mặt cần thiết để cung ứng cho chi nhánh nào, thời điểm nào
- Là nền tảng để phát triển hệ thống ngân hàng kỹ thuật số
- Phát hiện các hoạt động gian lận
- Lưu trữ, xử lý và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ đồ bổ vào ngân hàng để đảm bảo an ninh
Y tế
Big Data giúp xác định được phương hướng điều trị và cải thiện sức khỏe con người để giảm tránh tiền bạc, thời gian.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe bằng hồ sơ điện tử
- Thiết lập và sử dụng thiết bị kỹ thuật số để theo dõi bệnh nhân và gửi báo cáo cho bác sĩ thông qua vật dụng đeo
- Đánh giá triệu chứng bệnh
- Bảo mật thông tin khách hàng
- Cảnh báo khu vực có nguy cơ bùng phát dịch bệnh
Digital Marketing
Big Data phát triển như vũ bão để tiếp sức cho Digital Marketing phát triển mạnh mẽ hơn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ.
- Phân tích thị trường và đánh giá các mục tiêu kinh doanh
- Xác định và nhắm đến đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua nhân khẩu học, tuổi tác, sở thích, hành vi trên mạng xã hội…
- Báo cáo chiến dịch quảng cáo để đề xuất và tối ưu kết quả
- Tập trung vào các chủ đề, từ khoá được người dùng tìm kiếm nhiều và thực hiện SEO
- Tạo đối tượng khách hàng tương tự và nuôi dưỡng họ trở thành khách hàng doanh nghiệp
Thương mại điện tử
Big Data vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với doanh nghiệp khi tham gia vào thương mại điện tử.
- Tổng kết dữ liệu và yêu cầu, đánh giá hành vi của khách hàng
- Tạo ra mô hình tiếp thị với hiệu suất cao
- Gửi mã code khuyến mãi nên sản phẩm được thêm vào giỏ hàng nhưng khách không quyết định mua
- Đề xuất các sản phẩm tương tự
- Tìm kiếm sự tương đồng giữa khách hàng và nhu cầu
- Nhà quản lý thương mại điện tử tối ưu thời gian hiển thị của sản phẩm, báo cáo hành vi khách hàng, cung cấp sản phẩm dựa vào thông tin tổng hợp của mỗi khách
Bán lẻ
Big Data hỗ trợ ngành bán lẻ thông qua việc phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh và xu hướng mua sắm để cải thiện hiệu quả, hiệu suất bán hàng.
- Xây dựng mô hình chi tiêu thích hợp với mỗi khách hàng
- Phân tích dự đoán giữa cung – cầu và tiếp thị sản phẩm
- Bố trí sản phẩm theo thói quen và nhu cầu khách hàng
Ngăn chặn nội dung không phù hợp
Nhiều trình duyệt hỗ trợ việc thu thập và sử dụng Big Data dự án nội dung có thích hợp với khách hàng hay không. Đồng thời nó còn hỗ trợ ngăn chặn các thông tin, video, hình ảnh, quảng cáo… gây phiền toái cho khách hàng.
Triển khai chiến lược Big Data trong doanh nghiệp
Dữ liệu là yếu tố then chốt cho các doanh nghiệp. Trong thế giới 4.0 thì dữ liệu đủ – đúng giúp doanh nghiệp phát triển thần tốc, tiết kiệm thời gian và chi phí rất lớn. 2 điểm mạnh của Big Data mà bất kỳ doanh nghiệp nào không thể phớt lờ.
Hiểu và nhắm trúng insight khách hàng
Như đã đề cập ở trên, Big Data được ứng dụng để hiểu rõ về hành vi, sở thích, xu hướng và phân tích khách hàng gần như chính xác nhất. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ thì Marketer đều áp dụng gần như triệt để Big Data thông qua mạng xã hội, nhất là Facebook.
Hiểu rõ dữ liệu không cấu trúc như lượt thích, bình luận, bài viết, hình ảnh, video… giúp họ phân tích được nhiều yếu tố liên quan đến tệp khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp.
Tối ưu hoá giá sản phẩm
Định giá cho sản phẩm, dịch vụ vô cùng quan trọng. Giờ đây với sự hỗ trợ của Big Data, doanh nghiệp có thể nghiên cứu, phân tích giá cả của hầu hết đối thủ trong ngành mà không tốn quá nhiều thời gian và kinh phí khảo sát vẫn đưa ra kết quả ưu việt.
Ngoài ra, khi phân tích và ứng dụng Big Data, doanh nghiệp bạn duy trì được chất lượng, tăng hiệu suất làm việc nhân viên, giảm thiểu được gian thương, cải thiện và duy trì quan hệ với khách hàng cũ và mới thông qua chatbot…
5 bước triển khai chiến lược Big Data
- Định hình chiến lược với kế hoạch được thiết kế thích hợp với từng doanh nghiệp
- Xác định các nguồn dữ liệu đến từ đâu và thu thập từ kênh sở hữu của doanh nghiệp (website/ app nội bộ) hoặc mạng xã hội
- Truy cập, quản lý và lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp. Bạn xử lý nội bộ hoặc lựa chọn đầu tư vào hệ thống xử lý khác để phù hợp với nội tại chính mình
- Sử dụng, phân tích và lựa chọn cách thức thích hợp với dữ liệu thu thập được
- Đưa ra các quyết định về dữ liệu
Bạn đã có câu trả lời “Big Data là gì?” đúng không. Nghiên cứu Big Data và ứng dụng nó để tối ưu hoá những vấn đề của bạn.