Nếu bạn muốn tạo lập website và băn khoăn nên sử dụng framework nào đừng bỏ lỡ bài viết này. Nếu bạn quá mệt mỏi với các cú pháp CSS thì đừng bỏ lỡ bài viết này. Bởi công cụ Bootstrap hỗ trợ toàn tập mọi vấn đề cho bạn và giải quyết mọi thứ nhanh chóng, tiện lợi và hoàn mỹ. Vậy Bootstrap là gì? Làm thế nào sử dụng Bootstrap dễ dàng? Tìm hiểu thôi nào.
Bootstrap là gì?
Bootstrap là một framework (HTML; CSS; JavaScript) dùng để phát triển website chuẩn responsive.
Bootstrap là bộ sưu tập miễn phí các thành tố cơ bản như forms, tables, navigation, typography… để bạn dễ dàng sáng tạo website hoàn chỉnh dành cho mình. Các thuộc tính của giao diện như độ rộng, độ cao, màu sắc, kích thước… được quy định sẵn nhưng bạn vẫn có thể tùy chỉnh để tạo thành website mới mẻ hơn.
Tính từ ngày thành lập, 19/8/2011, Bootstrap đã trải qua 4 lần nâng cấp, phát triển và luôn sở hữu lượng người dùng cực khủng. Bootstrap hỗ trợ responsive web design tự động theo đặc điểm của thiết bị là mobile, desktop hay tablet.
Ưu điểm vượt trội của Bootstrap
Bạn tự thắc mắc tại sao Bootstrap sở hữu lượng người dùng cực khủng đúng không nào? Bởi nó sở hữu 4 đặc điểm nổi bật không phải công cụ nào cũng có.
Dễ dàng thao tác
Cơ chế hoạt động của Bootstrap là mã nguồn mở HTML, CSS và JavaScript vậy nên bạn dễ dàng chỉnh sửa, thay đổi theo phong cách của mình.
Dễ dàng tuỳ chỉnh
Bootstrap là mã nguồn mở để design thiết kế linh hoạ hơn. Bạn tha hồ tuỳ chỉnh thuộc tính để sở hữu website độc đáo cho riêng mình.
Chất lượng sản phẩm website hoàn hảo
Bootstrap được nghiên cứu, thử nghiệm bởi các lập trình viên cực giỏi trên khắp thế giới trước khi phát hành. Vậy nên lựa chọn Bootstrap cho bạn sản phẩm chất lượng hoàn mỹ.
Độ tương thích cao
Dù lập trình viên sử dụng trình duyệt hay nền tảng nào thì Bootstrap đều tương thích.
3 file chính của Bootstrap
Bootstrap gồm 3 file chính được nén lại để người dùng dễ dàng quản lý các chức năng website và giao diện. 3 file chính:
- Bootstrap.CSS
- Bootstrap.JS
- Glyphicons
Bootstrap.CSS
Bootstrap.CSS là Framework CSS giúp quản lý và sắp xếp bố cục của website. HTML có nhiệm vụ quản lý cấu trúc và nội dung trong khi đó CSS xử lý bố cục. Chúng tồn tại song song để cùng thực hiện hành động cụ thể. Bạn dễ dàng sử dụng CSS để tạo giao diện thống nhất trên nhiều website mà không cần chỉnh sửa thủ công.
Bootstrap.JS
JavaScript chịu trách nhiệm cho việc tương tác giữa các website. Bootstrap là thư viện mã nguồn mở JS đa nền tảng để lập trình viên thêm chức năng ở website.
Để tiết kiệm thời gian lập trình, bạn có thể thực hiện một số chức năng của JQuery. Hơn nữa sử dụng JQuery giúp thiết kế Responsive hơn. Nếu thiếu nó bạn chỉ đang sử dụng phần tĩnh của CSS.
Chức năng của JQuery:
- Thực hiện yêu cầu của Ajax như lợi trừ dữ liệu linh hoạt
- Tạo các tiện ích nhờ bộ sưu tập Plugin JS
- Tạo hành động tùy chỉnh bằng thuộc tính CSS
- Thêm các tính năng động cho website
Glyphicons
Bootstrap gồm bộ Halflings Glyphicons được sử dụng miễn phí để bạn thiết kế website. Chúng thường được liên kết với dữ liệu hoặc hành động trong giao diện người dùng. Bạn chỉ việc lựa chọn icons thích hợp cho website của mình phong cách hơn. Tất nhiên rồi, nếu có điều kiện bạn mua bộ Icon Premium để tạo điểm nhấn thêm cho website.
Cách cài đặt và sử dụng Bootstrap
Để tải Bootstrap bạn có thể tải trực tiếp từ trang chủ hoặc thêm nó từ CDN.
Cài đặt và sử dụng Bootstrap từ trang chủ
Bước 1: Tải trực tiếp tại trang chủ Bootstrap: https://getbootstrap.com/
Bước 2: Sau khi giải nén, Bạn sẽ nhận được 3 thư mục CSS, Fonts và JS như hình. Đối với phiên bản Bootstrap 4 thì chỉ có 2 thư mục chính là CSS và JS. Bạn chỉ cần cài đặt vào web hosting thông qua giao thức FTP.
Bước 3: Giờ thì tha hồ thiết kế website sáng tạo theo phong cách của bạn thôi nào.
Sử dụng Bootstrap CDN
Bạn cũng có thể nhúng Bootstrap qua Content Delivery Network CDN để tiết kiệm dung lượng băng thông một cách đáng kể. Khi đang cài đặt theo cách này nhưng bạn dính sự cố mất mạng thì Bootstrap không hoạt động.
Một số lỗi người dùng thường gặp khi sử dụng Bootstrap
Dù Bootstrap được thiết kế từ lập trình viên giỏi nhất và là nền tảng thiết kế hiệu quả thì khi sử dụng, Bạn cần chú ý một số lỗi sau:
- Trên các thiết bị khác nhau giao diện không hiển thị chính xác
- Khi thay đổi nội dung file Bootstrap.CSS thì dữ liệu bị hỏng. Bạn nên viết đè code trên định dạng của trang mình.
- Hộp hội thoại Bootstrap có thể không hiển thị chính xác
- Quên sử dụng thuộc tính data
- Với trình duyệt IE8 hoặc trình diện cũ thì không khai báo thư viện hỗ trợ.
Giờ thì Bạn hiểu rõ “Bootstrap là gì?” và cách nó hoạt động đúng không nào. Chắc hẳn bạn rút ngắn được thời gian để lập trình website thủ công mà vẫn đảm bảo chúng thân thiện và chuyên nghiệp với người dùng. Chúc Bạn thành công.