Brand là gì? Chúng ta rất hay nghe những từ ngữ chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh như brand – thương hiệu, nhãn hiệu,…Ý nghĩa của brand đối với doanh nghiệp là như thế nào? Vai trò thực sự của nó là gì và làm sao để xây dựng được một Brand thành công?
Brand là gì?
Brand là thương hiệu, là tập hợp các giá trị như tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, biểu tượng, hình ảnh hoặc các dấu hiệu khác của một sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Chúng tạo nên sự nhận diện về mặt lý tính hoặc cảm tính trong tâm lý khách hàng.
Một thương hiệu thành công sẽ khắc sâu trong tâm trí khách hàng, giúp khách hàng nhìn nhận doanh nghiệp rõ hơn và tăng liên kết giữa khách hàng với doanh nghiệp.
Giá trị của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Thương hiệu giúp khách hàng nhận biết sản phẩm của doanh nghiệp với sản phẩm của đối thủ. Một thương hiệu danh tiếng tốt tác động tích cực đến cảm xúc và thái độ tiêu dùng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp.
Cho nên thương hiệu có giá trị và sức mạnh ảnh hưởng khá lớn đến doanh nghiệp. Nó được xem như là một công cụ kinh doanh và gia tăng giá trị thương mại cho doanh nghiệp.
Giá trị thực tiễn
Thương hiệu tạo nên cái nhìn và niềm tin của khách hàng về chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp mong muốn khách hàng nhìn nhận về bản thân như thế nào thì cần phải xây dựng thương hiệu theo hướng đã đề ra.
Ví dụ:
Nokia được biết đến với những sản phẩm di động bền, chắc, nhỏ gọn.
Hay Honda được biết đến với những sản phẩm xe gắn máy bền bỉ, tiện lợi, giá thành phù hợp.
Giá trị nhận thức ban đầu
Thương hiệu để lại ấn tượng ban đầu sâu đậm, tác động đến cảm xúc và tính nhạy cảm của khách hàng. Khi nghe đến tên thương hiệu, khách hàng bắt đầu hình dung ra những lợi ích và công dụng của nó và suy xét đến tính hợp lý với nhu cầu tiêu dùng.
Thương hiệu thành công thu hút sự chú ý của khách hàng khi nó có thể vượt qua tất cả các thương hiệu khác, đứng đầu trong danh sách lựa chọn mua hàng của người tiêu dùng.
Giá trị cảm xúc
Những trải nghiệm của người dùng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến thương hiệu. Trải nghiệm tốt, người dùng có cảm xúc tích cực và tiếp tục mua hàng. Trải nghiệm không tốt, người dùng có cảm xúc tiêu cực và phẫn nộ, không mua hàng và lôi kéo các khách hàng khác.
Xây dựng thương hiệu cần chú trọng nhiều hơn đến cảm xúc, sự quan tâm, nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, xác định phân khúc khách hàng để phục vụ cũng là điều cần phải cẩn thận suy xét và cân nhắc kỹ.
Phân biệt Brand và Trademark – thương hiệu và nhãn hiệu
Hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu được sử dụng rất thường xuyên và dễ gây nhầm lẫn với nhau. Những hiểu lầm này nảy sinh là điều dễ hiểu khi có khá nhiều doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu đồng thời với tên thương hiệu.
Thương hiệu và nhãn hiệu hay Brand và Trademark về nhiều mặt luôn có sự khác nhau rõ rệt.
Về cấu thành
Một thương hiệu có thể phát triển ra nhiều nhãn hiệu khác nhau. Thương hiệu tạo nên từ các đánh giá, trải nghiệm bằng cảm xúc và lý trí của khách hàng.
Nhãn hiệu được hình thành dựa trên quyết định của lãnh đạo công ty. Một nhãn hiệu khi phát triển đến độ nhận diện cao tương đương thì sẽ trở thành thương hiệu.
Về pháp lý
Thương hiệu không được quy phạm trong các văn bản pháp luật và không được pháp luật bảo vệ.
Nhãn hiệu được nêu rõ trong quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ. Sau khi được đăng ký, nếu có bất kỳ xâm phạm nào ảnh hưởng đến nhãn hiệu, chủ sở hữu có quyền đưa đơn kiện tác nhân gây ra ảnh hưởng.
Về hiện diện
Thương hiệu là hình ảnh của công ty, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt công chúng và mang ý nghĩa vô hình.
Nhãn hiệu cũng là hình ảnh của công ty, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhưng tồn tại hữu hình như slogan, trang phục, logo,…
Về vai trò
Thương hiệu tạo đặc điểm nhận diện khác biệt của sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng. Tạo dựng hình ảnh và cảm xúc tích cực cho người tiêu dùng từ đó tác động đến thói quen tiêu dùng của khách hàng.
Nhãn hiệu cũng tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với mấu chốt là để ngăn chặn sự sao chép, trùng lặp và các hành vi ảnh hưởng đến nhãn hiệu.
8 yếu tố cần thiết để xây dựng một thương hiệu thành công
Tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng là cả một quá trình từ khi đưa ra ý tưởng, nghiên cứu thị trường đến hình thành sản phẩm và tung ra thị trường, bảo hành, bảo dưỡng và thu thập trải nghiệm khách hàng,…
Để xây dựng được một thương hiệu thành công, cần xem xét toàn diện đến 8 yếu tố sau:
La bàn thương hiệu – Brand Compass
Đây là những nét khái quát nhất về thương hiệu của doanh nghiệp. Nó giúp định hướng cho sự phát triển của thương hiệu và được xem là chiến lược với năm phần: tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, mục tiêu, mục đích.
Văn hóa doanh nghiệp – Company Culture
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự đoàn kết nội bộ và truyền cảm hứng cho nhân viên cùng nhau xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Nhân viên chính là cầu nối để truyền cảm hứng và là đại sứ thương hiệu ở mọi nơi.
Tính cách thương hiệu – Brand Personality
Tính cách thương hiệu là những cảm xúc và suy nghĩ đầu tiên của khách hàng khi nói đến thương hiệu. Đây chính là nét riêng biệt, cá tính làm doanh nghiệp khác biệt với đối thủ.
Kiến trúc thương hiệu – Brand Architecture
Kiến trúc thương hiệu gồm một tổ hợp nhiều yếu tố như tên, màu sắc, hình ảnh, ngôn ngữ,… để xác định thương hiệu.
- Kiến trúc nguyên khối gồm một thương hiệu chính và nhiều thương hiệu con
- Kiến trúc bảo chứng và đa nguyên gồm nhiều thương hiệu mẹ với nhiều mối quan hệ bảo trợ.
Tên thương hiệu và khẩu hiệu – Brand name and tagline
Tên và khẩu hiệu của thương hiệu là cách mà doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng. Hai yếu tố này mang nhiều tầng ý nghĩa và truyền tải những giá trị độc đáo, khác biệt của thương hiệu đến khách hàng.
Tên và khẩu hiệu thành công để lại ấn tượng mạnh mẽ cho khách hàng và phân biệt với các đối thủ cạnh tranh.
Hệ thống nhận diện thương hiệu – Brand Identity
Hệ thống nhận diện thể hiện được phong cách, mục đích và lời hứa của doanh nghiệp đến khách hàng. Nó có thể bất kể hình thức nào để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng như là logo, website, poster, bài báo, showroom, đại lý, chi nhánh, trang trí, nội thất,…
Thông điệp và giọng nói thương hiệu – Brand message và brand voice
Thông điệp và giọng nói thương hiệu có thể được truyền đạt thông qua radio, loa, đài, kênh quảng cáo, slogan,… Khách hàng khi nhìn thấy hoặc nghe thấy nội dung truyền tải sẽ nhớ tới thương hiệu của doanh nghiệp ngay lập tức.
Website thương hiệu
Thời đại công nghệ số ngày càng phát triển, cho dù doanh nghiệp không bán hàng online thì cũng cần xây dựng một trang web riêng để xây dựng và quảng bá thương hiệu.
Người tiêu dùng luôn có thói quen tìm kiếm thông tin về sản phẩm trước khi đến gặp người bán. Nội dung website càng hấp dẫn, càng cụ thể chi tiết và cập nhật thường xuyên giúp thu hút nhiều khách hàng tiềm năng đến với doanh nghiệp.
Brand là gì? Brand chính là thương hiệu và nó mang ý nghĩa bao trùm, khái quát và vô hình, khác hẳn với nhãn hiệu. Để tạo ra một thương hiệu thành công trong thời đại công nghệ thông tin tấp nập và đa dạng, doanh nghiệp cần một chiến lược xây dựng thương hiệu bài bản. 8 yếu tố làm cần phải có để xây dựng thương hiệu là khung sườn cơ bản giúp doanh nghiệp thành công.