Case máy tính không chỉ là phần vỏ máy tính mà nó còn được hiểu là hệ thống vỏ, hệ thống làm mát khung,… Cùng 5reviews tìm hiểu nhé!
Bạn đang có ý định sở hữu cho mình một chiếc PC với khả năng xử lý mạnh mẽ vượt trội. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố chip vi xử lý thì khái niệm về case máy tính cũng hết sức quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về case là gì? những lưu ý khi chọn mua case cho máy tính ra sao? Hiểu được tâm lý đó của người dùng, ở bài viết hôm nay 5reviews sẽ giới thiệu và giải đáp chi tiết những thắc mắc của người dùng.
Khái niệm case máy tính là gì?
Hiểu về khái niệm case máy tính là một giá đỡ vật lý. Nó có tác dụng sắp xếp toàn bộ các thành phần của một chiếc máy tính gọn gàng khoa học và hợp lý. Thực chất đây là một thành phần bổ sung của mỗi máy tính, có thể có hoặc không. Tuy nhiên với khả năng đảm bảo nhiều trọng trách và vai trò hơn, case đang dần trở thành một thành phần bắt buộc.
Khi nhắc đến case, nhiều khách hàng vẫn thường bị nhầm case với CPU. CPU vốn là đơn vị xử lý trung tâm của máy tính, nó không thể nằm phía ngoài lộ liễu mà thường bố trí chắc chắn và kín đáo bên trong.
Trước đây, case chỉ được hiểu đơn giản là vỏ máy. Nhưng hiện nay, nó vừa không chỉ là bệ đỡ cho ổ cứng, CPU, RAM, nguồn mà còn tích hợp thêm nhiều bộ phận bổ sung khác. Cụ thể như: hệ thống cổng kết nối trực tiếp như card VGA, RAM; hệ thống tản nhiệt bằng dung dịch,… Bên cạnh đó, nhiều hệ thống case còn được độ chế thêm đèn LED RGB. Từ đó, khiến chiếc máy tính của mình trở nên độc lạ mới mẻ và mục đích trang trí đích thực.
Nói đến một số hãng sản xuất case máy tính nổi bật trên thị trường có khá nhiều. Ví dụ như Xoxide, Antec và NZXT. Ngoài ra một số các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc cũng tương đối dễ tìm thấy, giá thành khá rẻ hơn và chất lượng thay đổi theo từng dòng sản phẩm.
Các loại case máy tính
- Mini Tower: Đặc điểm của loại này là case máy tính đứng. Kích thước khá nhỏ gọn, chiều cao từ 35-40cm. Bên trong case sẽ có từ 1-2 khay cho ổ đĩa quang – SSD và HDD. Loại này kích thước khá hẹp nên sẽ phù hợp gắn cho motherboard M-ATX (micro ATX).
- Mid Tower: Loại case máy tính này đây là loại case máy tính phổ biến nhất. Vỏ case kích thước cao từ 43-53cm với 3 – 4 khay cho ổ đĩa quang – SSD và HDD các loại.
- Full Tower: Kích thước vỏ case này khá lớn. Chiều cao từ 56-86cm. Trong đó có hơn 5 khay để bạn gắn ổ đĩa quang – SSD và HDD các loại.
Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến case máy tính
Thông qua những yếu tố dưới đây, người dùng cũng có thể dễ dàng xây dựng được case máy tính cho mình. Hãy cùng 5reviews tìm hiểu chi tiết!
Kết cấu case máy tính
Có thể nói rằng đây là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn mua case máy tính. Cụ thể có 3 loại kết cấu đặc trưng phổ biến nhất là full-tower, micro-tower và cube. Chúng được bố trí không có bất cứ dây điện hay bo mạch nào. Thế nhưng kết cấu của case lại quyết định rất nhiều đến quá trình build (xây dựng) máy tính của bạn. Theo đó phần linh kiện, kích thước linh kiện bên trong cũng có sự thay đổi.
5reviews sẽ đưa ra một ví dụ cho bạn đọc dễ hiểu hơn. Khi bạn muốn sử dụng 4 thanh RAM DDR3 card màn hình rời nhưng kích thước case máy tính quá nhỏ. Khi đó, quá trình lắp đặt hoàn chỉnh sẽ phần nắp 2 bên của case sẽ phải bung ra, mất thẩm mỹ. Thậm chí là kích thước hoàn toàn không đủ để lắp đặt hoàn thiện.
Chính vì vậy sau khi bạn đã xác định lựa chọn được cấu hình máy hãy chú ý đến chiều dài – rộng của thiết bị. Hãy ướm thử trong đầu xem có phù hộ hay không. Bên cạnh đó bạn cũng nên chừa thêm một khoảng dư để vừa đủ trong thùng máy.
Hệ thống làm mát
Bước tiếp theo sau khi chọn được thùng máy phù hợp chính là hệ thống làm mát cho máy tính. Với nhiều máy tính hiện đại chạy nhiều RAM cùng lúc song song VGA card màn hình rời thì nhiệt máy sẽ rất cao. Những quạt tản nhiệt sẵn có sẽ không đủ. Vì vậy bạn cần tìm hiểu thông tin và chọn lắp thêm một hệ thống làm mát khác hiệu quả hơn.
Hiện nay, có nhiều loại hệ thống làm mát máy tính khác nhau. Có thể kể đến như hơi nước bằng dung dịch quạt tản nhiệt, bằng khí nito lỏng hoặc khí khác. Đặc biệt trong số đó, một số hệ thống làm mát bằng khí nito lỏng có thể có chi phí đến mức gần chục triệu đồng. Tuy nhiên, ở những sản phẩm giá rẻ hơn, chất lượng không đảm bảo nguy cơ hư hỏng, cháy nổ sẽ rất cao. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua nhé!
Drive bay, khe cắm cổng kết nối mở rộng
Bạn đã từng nghe qua về Drive bay? Đây là khoảng trống bên trong thùng máy tính. Nó thường nằm ở phía mặt trước có tác dụng để gắn thêm các chi tiết như ổ cứng, ổ quang, ổ floppy,… Đây là bộ ba nâng cấp về kết nối cho máy tính vượt trội. Nó giúp thiết bị có thể đồng thời cùng lúc giao tiếp với nhiều thiết bị ngoại vi khác nhau.
Một yếu tố đặc biệt của các loại cổng kết nối này chính là bạn có thể cắm vào, rút ra dễ dàng trong quá trình sử dụng. Thậm chí, có thể hiểu nó tương tự như một ổ USB thuận tiện và dễ dàng thao tác và an toàn. Trường hợp người dùng cần lưu trữ dữ liệu từ nhiều nguồn, sao chép chia sẻ dữ liệu… thuận tiện.
Đặc điểm thiết kế, màu sắc bên ngoài
Đây là yếu tố hoàn toàn phụ thuộc vào sử thích và tính cách của chủ nhân. Đó chính là màu sắc cũng như đặc điểm thiết kế bên ngoài của thùng máy tính. Những yếu tố được chú ý nhất như đèn RGB, vổ khắc laser, vỏ case trong suốt, màu vỏ ấn tượng,… Tất cả những yếu tố này sẽ càng giúp case máy tính trở nên hoàn chỉnh, vận hành hoàn hảo hơn.
Kinh nghiệm chọn mua case máy tính phù hợp
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi chọn mua case máy tính chính là phù hợp với nhu cầu sử dụng. Vậy mỗi đối tượng người dùng khác nhau sẽ có yêu cầu sử dụng khác nhau, dưới đây là những kinh nghiệm được người tiêu dùng chia sẻ.
Đối tượng người dùng văn phòng
Ngoài những loại trang bị như laptop, ipad thì nhiều người dùng văn phòng sử dụng PC – máy tính bàn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn chiếc máy với đầy đủ các phần bàn phím, chuột rời thì nên lưu ý một số điểm:
Nên lựa chọn loại case máy tính micro-tower (tháp nhỏ) hoặc cube (hình lập phương). Bởi, những linh kiện đáp ứng nhu cầu sử dụng của bạn thường khá đơn giản, có nhiều kích thước và thường nhỏ nên không cần đầu tư thùng máy lớn.
Ngoài ra, hệ thống nâng cấp khác như tản nhiệt, yếu tố thiết kế, cổng giao tiếp,… cũng có thể bỏ qua. Nhờ đó, bạn có thể tiết kiệm đáng kể khoản chi phí cho mình. Lúc này, bộ case máy tính có nguồn sẽ rơi vào tầm 400K, mức giá khá hợp lý và đáng đầu tư.
Đối tượng người làm đồ họa, gamer
Đây là những đối tượng yêu cầu cao hơn về khả năng xử lý hình ảnh của máy tính. Khi đó, tất nhiên sẽ sử dụng các dòng CPU và GPU cao cấp. Tuy nhiên, ở mức độ hoạt động này thì sẽ phát sinh rất nhiều nhiệt lượng. Bạn sẽ cần đặc biệt chú trọng đến hệ thống tản nhiệt cho máy cũng như lượng linh kiện chất lượng.
Người dùng cần chú ý nâng cấp hệ thống tản nhiệt. Đó có thể là quạt công suất lớn hoặc loại tản nhiệt dung dịch, khí,… Mức chi phí sử dụng sẽ giao động từ khoảng 3-7 triệu đồng.
Thêm một điều đặc biệt, ở nhóm đối tượng này phần thiết kế bề ngoài của case cũng rất được chú trọng. Tùy vào sở thích và nguồn ngân sách, bạn có thể độ đèn LED trong, sơn, dán trang trí… Mức chi phí cho việc này có thể khoảng từ 1-3 triệu đồng.
Thiết bị là máy chủ, server
Riêng với những chiếc máy tính phục vụ làm máy chủ thì cấu hình càng yêu cầu ở mức cao hơn. Cùng với đó, các cổng kết nối cũng hết sức quan trọng. Chính vì vậy, bên cạnh cung cấp tản nhiệt thì các khe cắm, cổng giao tiếp bổ sung cũng nên và cần thiết trang bị đầy đủ hơn. Tất nhiên, ở phần đặc điểm diện mạo bề ngoài không quá quan trọng. Lúc này, mức chi phí cần thiết sẽ giao động trong khoảng từ 3-10 triệu đồng.
Trên đây là những thông tin về case máy tính mà 5reviews muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nhằm đảm bảo tối ưu trải nghiệm người dùng, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin cũng như xác định nhu cầu sử dụng nhằm chọn mua case máy tính phù hợp nhất. Lưu ý thêm, người dùng nên lựa chọn các đơn vị cung cấp case uy tín, đảm bảo chất lượng và chính hãng. Điều này không chỉ có tác dụng đảm bảo trải nghiệm sử dụng, độ bền bỉ mà còn cả quá trình hỗ trợ, bảo hành về lâu dài cho người dùng. Yếu tố này càng quan trọng hơn ở các công ty, doanh nghiệp nhiều máy móc.