CMS là thuật ngữ rất phổ biến liên quan đến website. Vậy CMS là gì và được sử dụng nhằm mục đích gì? Tất tần tật thắc mắc của Bạn về CMS sẽ được giải đáp chi tiết, rõ ràng bên dưới. Xem ngay đừng bỏ lỡ.
CMS là gì?
CMS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Content Management System”, được dịch là “hệ thống quản trị nội dung”. Phần nội dung có thể là tin tức, hình ảnh, video, thông tin liên hệ, danh mục… trên website.
Phiên bản CMS nâng cao tích hợp thêm nhiều thao tác phức tạp, thay đổi giao diện dễ dàng.
Chức năng của CMS là gì?
- Tạo và lưu trữ nội dung
Bạn có thể tạo nội dung bài viết bằng nhiều hình thức khác nhau (chữ, hình ảnh, video) để xuất bản trên website. Lúc này, Bạn không cần quan tâm server hoặc thuật toán code phức tạp. Phần nội dung còn có thể được lưu trữ phiên bản nháp để chỉnh sửa, cập nhật lần sau.
- Chỉnh sửa nội dung
Hiển nhiên, Bạn dễ dàng chỉnh sửa các lỗi về chính tả, cập nhật thông tin đã cũ. Thật hữu ích đúng không nào?
- Hỗ trợ chia sẻ nội dung
Chia sẻ nội dung lên mạng xã hội gia tăng khả năng tiếp cận của mọi người đến website nhanh hơn, rộng hơn.
- Phân quyền và quản lý
CMS cho phép Bạn phân quyền, giới hạn truy cập của mỗi thành viên. Điều này giúp doanh nghiệp dễ quản lý, giám sát và theo dõi hoạt động nhân viên trên website.
Tại sao Bạn cần sử dụng CMS?
- Dễ dàng quản lý nội dung website
Content Marketing đang trở thành vũ khí quanh trọng cho các doanh nghiệp. Hiệu quả của content marketing không hề nhỏ với mức chi phí thấp. Việc dễ dàng quản lý, cập nhật nội dung thông qua CMS giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng mục tiêu thông qua thông tin chia sẻ hữu ích.
- Không cần kiến thức lập trình
Website không chỉ đơn thuần là thương hiệu mà đang dần đến trở thành kênh thương mại điện tử riêng. Tuy nhiên Bạn lại không biết hết về lập trình và không đủ ngân sách để có thuê lập trình, vậy phải làm sao? Yên tâm, Bạn dễ dàng xây dựng, quản lý website thông qua CMS dễ dàng mà không cần kiến thức lập trình.
- Tối ưu chi phí nhân sự cho việc quản trị
Sự thật thì quản trị nội dung thủ công rất tốn kém. Vậy nên sử dụng CMS Bạn sẽ tiết kiệm được ngân sách rất lớn và đạt hiệu quả cao.
- Tối ưu chi phí Marketing Online
Bạn đừng quên tận dụng website để tiếp cận khách hàng thông qua Content Marketing, Email Marketing. Những thông tin chia sẻ hữu ích chạm ngõ được trái tim khách hàng giúp họ chia sẻ thông tin đến nhiều người hơn. Chiến dịch Marketing Online của Bạn thành công nhanh hơn.
Phân loại CMS
- CMS Open Source
CMS Open Source – mã nguồn mở phổ biến nhất. CMS Open Source được các tập đoàn công nghệ lớn cung cấp miễn phí, cực kỳ dễ sử dụng.
Khi Bạn cài đặt lên server thì tính năng cơ bản nhất cho website được thiết lập nhanh chóng. Với các tính năng ngân cao, Bạn có thể mua thêm từ các nhà sản xuất hoặc bên thứ 3. Với website cơ bản thì chỉ cần CMS Open Source đủ để Bạn xây dựng và hoàn thiện website.
- CMS tự code hoặc xây dựng sử dụng Framework
Hệ thống CMS tự code tức là được xây dựng từ đầu, bao gồm lập trình FrontEnd và BackEnd cho website. Với CMS tự code thì website của Bạn được tuỳ chỉnh theo ý muốn, “độc nhất vô nhị”. Tuy nhiên việc gì cũng có giá của nó, Bạn mất nhiều thời gian và chi phí để thuê coder.
- CMS trả phí đã được build sẵn
Đây là hệ thống CMS được cung cấp bởi đơn vị kinh doanh CMS. CMS trả phí đã được xây dựng sẵn, dễ dàng thao tác và ít gặp lỗi. Đúng như tên gọi, Bạn phải trả tiền để được sử dụng hệ thống CMS này. Tuỳ thuộc vào ngân sách và mục đích của mình mà Bạn chọn đơn vị sản xuất thích hợp.
Tổng hợp CMS phổ biến nhất hiện nay
CMS WordPress
CMS WordPress là hệ thống CMS mã nguồn mở được sử dụng nhiều nhất hiện nay. WordPress sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP và MySQL cho phép bạn xây dựng website bắt mắt và hoàn chỉ. Chỉ cần thanh toán tên miền và hosting, Bạn dễ dàng thiết kế website của mình dựa trên CMS WordPress.
CMS Joomla
Joomla là mã nguồn mở được lập trình bằng ngôn ngữ PHP. Joomla được kết nối với MySQL để Bạn dễ dàng chỉnh sửa nội dung. Nó còn kết nối với trang thương mại điện tử để Bạn bán sản phẩm tốt hơn. Mặc dù bị mất dần ưu thế nhưng không ai có thể phủ nhận tính thuận tiện của Joomla.
CMS Drupal
Với CMS Drupal, Bạn thoải mái điều chỉnh nội dung và quản lý người dùng. Tuy nhiên để điều chỉnh giao diện website sẽ hơi khó hơn so với CMS khác. Drupal thích hợp với các doanh nghiệp lớn bởi nó được cá nhân hoá rất tốt và cần kiến thức lập trình web cơ bản.
CMS Magento
Magento được phát triển vào năm 2007 với 2 phiên bản trả phí và miễn phí. Magento là mã nguồn mở lập trình bởi PHP nhưng nó có độ bảo mật cực tốt. Đa số CMS Magento được sử dụng để lập website thương mại điện tử bởi nó cung cấp tool bảo mật cực kỳ an toàn.
CMS Opencart
Điểm đặc biệt nhất của CMS Opencart chính là tính năng Multishop đặc biệt. Bạn có thể tạo được nhiều Store trên website của mình với khả năng sắp xếp gian hàng tuỳ chọn. Tích điểm, mã giảm giá… đều được tích hợp trên CMS Opencart để người dùng dễ dàng quản lý. Tuy nhiên, Opencart thường có lỗi vặt với module chưa linh hoạt. Trong tương lai, khi các lỗi được fix thì Opencart được người dùng ưa chuộng hơn.
CMS Typo3
Typo3 không phải là lựa chọn quá lý tưởng nhưng nó có khả năng mở rộng tuyệt vời dành cho các Startup hoặc những công ty lớn. Typo3 hỗ trợ đa ngôn ngữ và quản lý dễ dàng nhiều site cùng một lúc.
CMS Dotclear
Hơn 20 năm hình thành và phát triển, Dotclear thu hút lượng lớn người dùng, đặc biệt ở Pháp. Đây là CMS được vận dụng theo GNU GPLv2.
Theo Bạn, còn CMS nào phổ biến hiện nay? Cùng để lại bình luận bên dưới để chia sẻ quan điểm của Bạn về “CMS là gì?” nhé.