CPM là gì? Đây là một trong những thuật ngữ chuyên môn của ngành Digital Marketing. Quảng cáo trực tuyến đang là xu hướng hiện nay và quảng cáo CPM chính là một trong số những hình thức quảng cáo được ưa chuộng. Vậy doanh nghiệp ứng dụng quảng cáo CPM như thế nào để đem lại hiệu quả cao?
CPM là gì?
CPM là viết tắt của Cost Per Mille. Trong đó, Mille là một tiếng La tinh có nghĩa là “nghìn” do đó có thể hiểu CPM là Cost Per Thousand (CPT). Theo tiếng Việt, chúng ta có thể hiểu nó là “Thanh toán cho mỗi nghìn” lượt hiển thị một quảng cáo, banner,…
CPM là một nền tảng để thanh toán và định lượng chi phí thanh toán cho mỗi loại quảng cáo, mỗi chiến dịch quảng cáo. Đơn giản là bất kỳ chương trình quảng cáo qua tivi, báo đài online, quảng cáo trực tuyến sẽ được trả tiền cho mỗi một nghìn lượt hiển thị quảng cáo.
Mức trả tiền dựa vào thỏa thuận và hợp đồng làm việc giữa các bên. Thỏa thuận quảng cáo bao gồm cả vị trí quảng cáo xuất hiện, thời gian xuất hiện quảng cáo và giá tiền cho mỗi một nghìn lần hiển thị.
Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo CPM là gì?
Quảng cáo CPM dễ dàng thực hiện với chi phí không quá cao. Nó thích hợp với cả doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nguồn lực nhỏ, vừa đến lớn. Có rất nhiều hình thức chạy quảng cáo cho doanh nghiệp lựa chọn theo mục tiêu đặt ra.
Ưu điểm của quảng cáo CPM là gì?
Quảng cáo CPM có những ưu điểm như sau:
- Có thể đặt ở bất kỳ website hoặc blog nào tùy lựa chọn
- Không cần phải làm gì khác ngoài việc đăng ký. Người sở hữu nền tảng quảng cáo sẽ có cách để chúng hiển thị theo yêu cầu.
- Các tìm kiếm nền tảng quảng cáo, thanh toán, báo cáo thống kê sẽ do bên trung gian hoặc bên sở hữu nền tảng quảng cáo xử lý.
- Chi phí thanh toán dễ tính toán để lên kế hoạch chiến lược Marketing hay làm báo cáo chi phí.
Nhược điểm của quảng cáo CPM là gì?
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, quảng cáo CPM còn có một vài nhược điểm. Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần nắm rõ để cân nhắc lựa chọn có nên chạy quảng cáo CPM hay không.
- Website và blog hiển thị quảng cáo cần phải có lượt truy cập, lượt theo dõi cao để đem lại hiệu quả tốt nhất. Nếu chọn phải website hay blog có lượt view khiêm tốn thì hiệu quả đem lại không đáng với ngân sách bỏ ra.
- Website và blog hiển thị quảng cáo có lượt truy cập cao thì sẽ có sự cạnh tranh cao giữa nhiều nhãn hàng. Do đó, chi phí quảng cáo sẽ tăng cao hơn so với dự tính.
- Không phải cứ quảng cáo nào hiển thị cũng được khách hàng click vào để tìm hiểu và mua sản phẩm. Sẽ có rất nhiều lượt quảng cáo hiển thị nhưng không được khách hàng để mắt và quan tâm đến. Thêm rất nhiều quảng cáo khách hàng chỉ click vào xem chứ không có ý định mua hàng.
- Mặc dù nói mọi việc chạy quảng cáo đều do bên trung gian làm việc với nhà quảng cáo. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải biết có một số hệ thống yêu cầu lượt truy cập vào quảng cáo đăng lên tối thiểu là bao nhiêu mới cho tiếp tục đăng quảng cáo. Hãy thương lượng điều này với bên trung gian để đạt hiệu quả quảng cáo cao nhất có thể.
Giải pháp chạy quảng cáo CPM hiệu quả cho doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp mới xuất hiện và đang trong giai đoạn xây dựng thương hiệu thì quảng cáo CPM là lựa chọn mang lại hiệu quả tốt. Chi phí cho quảng cáo CPM không quá cao so với các dạng quảng cáo TVC.
Đối với các doanh nghiệp đã có độ nhận diện thương hiệu nhất định thì quảng CPM tiết kiệm chi phí hơn. Bạn nhận được nhiều lượt truy cập hơn so với quảng cáo CPC.
Do đó, tùy vào mục tiêu marketing và mục tiêu truyền thông của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức mà đưa ra những phân tích, lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp.
Quảng cáo CPM trên Facebook?
Chạy quảng cáo CPM trên facebook vẫn là hình thức được nhiều người lựa chọn để quảng bá thương hiệu và sản phẩm. Sau khi quảng cáo được duyệt chính thức và bắt đầu hiển thị, Facebook sẽ tính phí cho doanh nghiệp.
Khi đặt quảng cáo trên Facebook, doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố:
- Độ lớn của mục tiêu
- Phạm vi chạy quảng cáo
- Đối tượng khách hàng hướng đến
Với mỗi mức độ khác nhau của 3 yếu tố này, mức giá cho mỗi một nghìn lượt hiển thị sẽ thay đổi ít nhiều.
Nếu bạn không nắm rõ về cách chạy CPM trên Facebook, hãy liên hệ với các đơn vị trung gian là các công ty chuyên chạy quảng cáo. Bạn sẽ tốn thêm một khoản phí dịch vụ 5 – 8 – 10% tùy hạng mục nhưng đảm bảo được hiệu quả theo như mong muốn.
CPM là gì? Đây là một hình thức quảng cáo mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và người cung cấp nền tảng quảng cáo cũng như cả đơn vị trung gian nếu có. Doanh nghiệp đạt được độ nhận dạng thương hiệu. Người sở hữu nền tảng quảng cáo đạt được doanh thu, đơn vị trung gian nhận được hoa hồng.
Đây là lý do mà càng nhiều website và blog ra đời với nhiều hình thức để câu view và câu like. Càng được nhiều người biết đến, chủ sở hữu website hay blog càng nhận được nhiều người đặt quảng cáo, banner hiển thị và nhận được doanh thu từ đó.
Chạy quảng cáo CPM chỉ là một trong số những hình thức Marketing. Người làm Marketing cần hiểu rõ nền tảng thương hiệu để lựa chọn được hình thức quảng cáo đem lại giá trị cho doanh nghiệp. Ngoài ra, Marketing thành công cần nhiều kênh và công cụ khác nhau, tương tác và hỗ trợ nhau vì mục tiêu chung.
Tóm lại, CPM là gì? Nó là một trong những hình thức quảng cáo chứ không phải là tất cả trong một chiến lược Marketing tổng thể. Nếu bạn còn là một newbie, hãy học hỏi thêm từ các nguồn thông tin và người đi trước. Nên nhớ, đừng quá thần thánh hóa CPM trong khi làm chiến dịch Marketing cho sản phẩm và doanh nghiệp.