NFC đang nổi lên như chuẩn kết nối mới, gây chú ý cho rất nhiều người dùng. Giao tiếp NFC là gì? Công nghệ này có gì đặc biệt để trở thành tâm điểm như vậy. NFC được ứng dụng trong cuộc sống như thế nào? Bạn nhận được ngay câu trả lời đầy đủ nhất tại đây.
NFC là gì?
NFC là cụm từ viết tắt của “Near Field Communication”.
NFC được giải thích ngắn gọn là công nghệ giao tiếp không giới trong tầm ngắn khoảng 4cm. Nó sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện quá trình kết nối giữa các thiết bị với nhau. Công nghệ NFC hoạt động dựa trên nguyên lý nhận dạng bằng tín hiệu tần số vô tuyến. NFC có tốc độ truyền tải tối đa là 424Kbps.
Smartphone là thiết bị được trang bị NFC nhiều nhất. Nó có thể giao tiếp với nhiều thiết bị khác nhau như thiết bị NFC khác, đầu đọc thẻ, thẻ thông minh. NFC được ứng dụng ở nhiều nơi như thanh toán hoá đơn, bán vé,… khi kết hợp với công nghệ khác.
Lịch sử hình thành và phát triển của NFC
Năm 1983, phát minh đầu tiên được cấp cho Charles Walton và đến năm 2004, 3 ông lớn Sony, Nokia và Philips đã thành lập diễn đàn NFC. Hiện nay, NFC Forum gia tăng thành 140 thành viên với rất nhiều thương hiệu lớn hàng đầu thế giới như LG, Google, PayPal, Samsung, Microsoft, Intel,…
Năm 2006, Diễn đàn NFC đã thiết lập cấu hình cho thẻ nhận dạng NFC và Nokia 6131 là thiết bị đầu tiên được hỗ trợ NFC. Từ đó NFC tag phát triển trên nhiều thế hệ Smartphone khác nhau. Công nghệ NFC được định hướng trở thành công cụ thanh toán trên di động. Hiện tại, NFC phát triển trên nhiều hệ điều hành như Android, Windows Phone, BlackBerry,…
Trên thế giới, Nhật Bản là quốc gia đầu tiên và áp dụng NFC lớn nhất với khoảng 100 triệu người đăng ký thanh toán qua công nghệ này. Hiện tại, đất nước mặt trời mặt sử dụng công nghệ riêng – FeliCaoh Yeah, được phát triển trên nền tảng NFC.
Cơ chế hoạt động của NFC là gì?
Công nghệ NFC hoạt động được phải có 2 thiết bị gồm thiết bị khởi tạo (Initiator) và thiết bị mục tiêu (target). Thiết bị Initiator tạo ra trường sóng radio và cung cấp năng lượng cho thiết bị target hoạt động mà không cần đến điện năng. Với cơ chế như vậy, NFC được ứng dụng để chế tạo thẻ tag, chìa khoá, thẻ NFC hay miếng dọn nhỏ gọn,…
Bạn chỉ cần chạm 2 thiết bị với nhau là có thể kết nối mà không cần phải khai báo như Bluetooth. Kết nối của NFC cực kỳ nhanh chóng và an toàn. Tốc độ kết nối của NFC cũng ưu việt hơn so với nhiều công nghệ khác, chỉ mất 1/10 giây.
Công dụng của NFC là gì?
Công nghệ NFC có tiềm năng phát triển mạnh mẽ về sau nhưng hiện tại việc nó chưa được phát huy tối đa công dụng. Một số nghiên cứu đã nhận định rằng có một số lỗ hổng về bảo mật ở công nghệ NFC. Người khác có thể sẽ tấn công và thiết lập mã bảo mật riêng trên thiết bị của bạn. Ngoài công nghệ NFC cần phải được mã hoá lớp cao như SSL hoặc công nghệ phù trợ khác để chống để ngăn chặn điều này.
Hiện tại, NFC đang được ứng dụng khá rộng rãi và bao gồm 4 nhóm chính:
- Touch & Go
- Touch & Confirm
- Touch & Connect
- Touch & Explore
Mạng xã hội
Mạng xã hội đã trở thành một phần thiết yếu của mọi người trong thời kỳ công nghệ số. Với sự hỗ trợ của NFC, người dùng có thể khai thác rộng rãi các tính năng của nó như:
- Chia sẻ tệp tin như danh sách bài hát, ứng dụng, hình ảnh, video, địa chỉ URL,…
- Kết nối và chi trả tiền điện tử
- Chơi game đối kháng giữa 2 hoặc nhiều thiết bị có kết nối NFC
- Kết nối Wifi và Bluetooth để kích hoạt kết nối không dây ở tốc độ cao
Thương mại điện tử
- Vận chuyển công cộng và thanh toán di động một cách nhanh chóng và tiện lợi. Mô hình này được áp dụng ở tuyến xe bus, tàu điện, tàu điện ngầm ở nhiều thành phố, điển hình như Nice (Pháp).
- Mua bất kỳ loại vé nào từ vé xem phim, vé ca nhạc, thủ tục sân bay hoặc vé tham gia ở các sân vận động
- Chạm vào cửa nhà, văn phòng, khởi động xe… nhanh chóng chỉ bằng 1 chiếc điện thoại có kết nối NFC
- So sánh sản phẩm thông qua đánh giá, thông tin sản phẩm, địa chỉ mua hàng tin cậy,…
- Checkin và đánh giá địa điểm để tham khảo về mọi thứ bên trong
- Nhận diện hàng giả hoặc thật
Cách sử dụng NFC trên điện thoại
Để kiểm tra xem điện thoại của Bạn có công nghệ NFC hay không, Bạn vào mục “Cài đặt” (Setting) rồi chọn “Thêm” (More).
Nếu Bạn nhìn thấy chữ NFC thì điện thoại của Bạn đã sở hữu công nghệ này và bạn chỉ việc chọn chế độ “Bật (On)” để kích hoạt.
Khi kết nối NFC, Bạn có thể truyền dữ liệu bằng cách chọn “File” và “Chia sẻ” và chọn truyền nhanh qua NFC. Sau đó Bạn chạm lưng 2 điện thoại vào nhau và chạm vào màn hình để bắt đầu. Ở máy nhận, Bạn chọn đồng ý để nhận file chia sẻ.
Để tắt NFC tương tự như cách mở, Bạn chỉ việc chọn chế độ Tắt (Off). Vậy là dừng kết nối.
Công nghệ giao tiếp NFC đã được ông lớn trên làng công nghệ như Google, Microsoft đẩy mạnh phát triển. Trong tương lai xa, công nghệ NFC là bước tiến mới để bạn chỉ cần một chạm và xử lý mọi việc thông qua smartphone hoặc máy tính bảng. Giờ thì Bạn đã có câu trả lời NFC là gì đúng không nào?