PC là gì? Mách bạn bí kíp để xây dựng PC làm việc giải trí thích hợp nhất cho riêng mình. Xem ngay lời giải đáp bên dưới thôi nào.
PC là gì?
PC là viết tắt của thuật ngữ tiếng anh “Personal Computer”, có nghĩa là máy tính cá nhân. Trong công nghệ 4.0, thuật ngữ PC trở nên vô cùng phổ biến.
PC được chia làm 2 loại phổ biến nhất là máy tính xách tay – laptop và máy tính để bàn.
Ưu điểm của PC là gì?
Tốc độ xử lý dữ liệu cao
Không thể phủ nhận, PC có tốc độ xử lý dữ liệu cực kỳ nhanh chóng. Nó có thể xử lý đa nhiệm vụ cùng một lúc mà không mất quá nhiều thời gian tùy thuộc vào cấu hình của PC.
Độ chính xác
Các thuật toán được lập trình trên PC luôn cho kết quả chính xác tuyệt đối do nó đã được lập trình sẵn
Lưu trữ
PC có khả năng lưu trữ lượng lớn thông tin dữ liệu. Hơn nữa người dùng có thể phân loại dữ liệu này thành thư mục con để kiểm soát và tìm kiếm dễ dàng hơn.
Tự động
Chỉ cần được cài đặt và khởi động chương trình, PC sẽ tự động xử lý yêu cầu và hoàn thành công việc một cách thông minh.
Giải trí
Tất nhiên rồi, kho tàng công cụ giải trí như nhạc, phim, chơi game… dễ dàng tìm kiếm và tích hợp trong PC. Bạn có thể giải trí thông qua việc tải xuống/ cài đặt vào PC hoặc chơi online.
Cấu tạo của máy tính để bàn
Thùng máy CPU
Thùng máy có kích thước lớn và được trang bị các lỗ thông hơi để gắn các dây cáp, trang bị đèn phát sáng và quan trọng nhất là các lỗ thông hơi tản nhiệt.
Kích thước của thùng máy phụ thuộc vào các bộ phận và cấu hình được lắp đặt bên trong. Tuy nhiên kích thước của thùng máy càng lớn không đồng nghĩa máy xử lý mạnh.
Central Processing Unit – CPU
CPU là bộ phận quan trọng nhất bởi đó là nơi chứa các bộ vi xử lý. CPU là trung tâm xử lý dữ liệu của máy nên nó quyết định cả hiệu suất phần cứng và phần mềm. Cấu trúc CPU thường gặp là 32 bit hoặc 64 bit.
Random Access Memory RAM
RAM là nơi lưu trữ các thông tin tạm thời trên máy tính và nó bị mất đi khi máy tắt nguồn.
RAM còn được gọi bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên với 4 đặc trưng cơ bản nhất:
- Dung lượng bộ nhớ
- Tổ chức bộ nhớ
- Thời gian thâm nhập
- Chu kỳ bộ nhớ
Mainboard – Bo mạch chủ
Bo mạch chủ cũng là bộ phận quan trọng để lưu trữ thông tin, liên kết các thiết bị thông qua dây dẫn hoặc đầu cắm để nó phát huy tối đa công suất của máy.
Cấu tạo của bo mạch chủ gồm các thành phần chủ yếu như đế cắm CPU, chip cầu Bắc và chip cầu Nam, khe cắm mở rộng.
Ổ cứng (HDD và SSD)
Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của máy.
- HDD viết tắt của Hard Disk Drive, là ổ đĩa cứng truyền thống
- SDD viết tắt của Solid State Drive, là ổ cứng thể rắn.
VGA (Card đồ hoạ hoặc card màn hình)
VGA chuyên xử lý thông tin của hình ảnh như màu sắc, độ tương phản, tiến độ phân giải…
Quạt tản nhiệt
Quạt tản nhiệt là cách trang bị đơn giản và phổ biến nhất để làm mát CPU, hạn chế hư hỏng linh kiện. Với game thủ hoặc sử dụng máy thường xuyên còn được trang bị thêm hệ thống làm mát bằng nước.
PSU – Bộ nguồn của máy tính
PSU là bộ phận rất quan trọng bởi nó kết nối nguồn điện để cung cấp cho máy.
Thông thường, bộ nguồn được kết nối trực tiếp với bo mạch chủ, ổ đĩa, quạt tản nhiệt.
Các cổng kết nối
Nó được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ, bao gồm nhiều cổng như cổng mạng, cổng USB, cổng VGA, HDMI, ổ cắm tai nghe và phát âm thanh. Một số máy bàn còn trang bị thêm khe cắm mở rộng.
Thiết bị ngoại vi: màn hình, bàn phím, chuột, máy in, loa, webcam.
Nên đầu tư máy tính để bàn hay laptop?
Mỗi công việc khác nhau có nhu cầu sử dụng máy tính khác nhau. Máy tính để bàn hay laptop đều có ưu nhược điểm riêng của nó. Để quyết định nên đầu tư dàn máy để bàn hay laptop cần có phân tích chi tiết về tiêu chí. Có 4 tiêu chí để bạn xác định nên đầu tư PC nào. Cụ thể:
Nhu cầu sử dụng
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng PC để chơi game thì máy tính bàn bất bại so với laptop. Máy tính để bàn là lựa chọn lý tưởng dành riêng cho các game thủ. Thế nhưng nếu game thủ cần di chuyển nhiều thì laptop gaming vẫn là ổn tuy nhiên hiệu suất không tốt bằng máy bàn.
Nếu bạn cần máy tính để thiết kế đồ hoạ, tạo video không xê dịch nhiều thì máy tính để bàn với khả năng xử lý “trâu” là gợi ý hoàn hảo cho bạn.
Với sinh viên, công việc văn phòng cần di chuyển nhiều đến trường học, công ty, quán cà phê,… thì laptop vẫn chiếm ưu thế hơn hẳn.
Tiện lợi
Máy tính để bàn cồng kềnh nên khả năng tiện lợi, di động không cao. Hơn nữa, nó sử dụng nguồn điện trực tiếp để hoạt động, không giống như laptop gọn nhẹ, di chuyển nơi này nơi kia, có thể sử dụng pin để hoạt động.
Cấu hình máy
Như đã đề cập, mỗi công việc yêu cầu cấu hình máy khác nhau và máy bàn luôn xử lý hiệu suất mạnh mẽ và ổn định.
Laptop nhỏ gọn nên giảm bớt một số tính năng. Thực tế trên thị trường vẫn có rất nhiều dòng laptop cao cấp có cấu hình mạnh không thua gì máy tính bàn nhưng chi phí đầu tư lớn hơn nhiều so với máy bàn.
Tương tự, khả năng nâng cấp và sửa chữa của máy tính để bàn tối ưu hơn hẳn so với laptop.
Sức khỏe người dùng
Với bộ máy to lớn của máy bàn, bạn cần có thêm bàn làm việc thích hợp với chính mình. Ngược lại, laptop có thể di chuyển nhiều nơi để làm việc, giải trí và bạn dễ ngồi ở nhiều tư thế khác nhau. Về lâu dài, việc này ảnh hưởng đến cột sống người dùng. Điện trường của laptop gây hại hơn so với máy bàn.
Thật dễ dàng để hiểu rõ “PC là gì”. Bạn đã xác định được mình nên lựa chọn loại PC nào thích hợp cho riêng mình. Chúc bạn sớm tậu một “em PC” ngon.