Server là gì? Đây là một khái niệm vừa quen vừa xa với những người không rành về công nghệ thông tin. Server hiểu đơn giản chính là máy chủ, là máy cung cấp các dịch vụ cho máy khách sử dụng. Tổng quan kiến thức về Server được giải đáp tại đây. Xem ngay kẻo lỡ!
Server là gì?
Server hay máy chủ là một máy tính bao gồm cả phần cứng và phần mềm có chức năng cung cấp các dịch vụ và lưu trữ thông tin cho máy khách (Client) sử dụng.
Máy chủ có IP tĩnh, được kết nối với internet hoặc mạng máy tính. Tốc độ xử lý thông tin máy chủ cực cao, dung lượng lưu trữ lớn, nhiều tính năng vượt trội.
Có thể nói, máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên mạng Internet hiện nay. Bất kỳ website, blog, ứng dụng, trò chơi,… để vận hành được đều phải có máy chủ.
Với những doanh nghiệp lớn, hoạt động kinh doanh cần đến các dịch vụ trên Internet nên sở hữu riêng hệ thống máy chủ để vận hành và quản lý hiệu quả.
Ví dụ:
- Khi bạn lướt Facebook, Tiktok, Youtube,…, máy chủ của những ứng dụng, này cung cấp thông tin, dịch vụ cho bạn sử dụng.
- Khi bạn truy cập vào một địa chỉ trang web nghĩa là bạn đang lấy dữ liệu từ máy chủ cung cấp theo lệnh.
- Khi bạn gọi di động cho ai đó, các máy chủ của các mạng viễn thông sẽ thực hiện tìm kiếm và kết nối để tạo thành liên lạc.
Vai trò của một Server
Server có vai trò chính là lưu trữ, cung cấp, xử lý dữ liệu liên tục và chuyển chúng đến các máy trạm thông qua mạng LAN hoặc Internet. Server phải hoạt động liên tục 24/7 và chỉ tắt khi có sự cố và cần bảo trì.
Đối với doanh nghiệp nhỏ và cá nhân, Server giữ vai trò chính là lưu trữ và vận hành hệ thống dữ liệu.
Với doanh nghiệp, tổ chức quy mô lớn, Server giữ vai trò lưu trữ cơ sở dữ liệu, lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành các phần mềm khác của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho Server. Họ không cần tốn nhiều chi phí để sửa chữa bảo trì máy trạm.
Lợi ích khi sử dụng máy chủ – Server riêng là gì?
Khi sở hữu máy chủ riêng, bạn nhận được các lợi ích thiết thực.
- Tài nguyên không hạn chế, không gian lưu trữ lớn
- Xử lý được yêu cầu của nhiều người truy cập cùng lúc
- Không phải chia sẻ tài nguyên với người dùng khác nên tốc độ nhanh hơn.
- Cài đặt hệ điều hành và cấu hình theo yêu cầu riêng
- Bảo mật cao hơn, hạn chế bị thiệt hại và ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công mạng
- Có thể quản lý trực tiếp hoặc quản lý từ xa
Doanh nghiệp khi nào thì cần sử dụng máy chủ – Server riêng?
Sở hữu một máy chủ riêng mang lại nhiều lợi ích. Tất nhiên, bạn phải sẵn sàng bỏ ra chi phí để vận hành và bảo dưỡng máy chủ. Không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lực để đầu tư hệ thống Server cho riêng mình. Dịch vụ máy chủ riêng phù hợp với các doanh nghiệp với đặc điểm sau:
- Doanh nghiệp lớn, tài chính mạnh, cần chạy dự án ngắn hạn.
- Doanh nghiệp cần mở rộng phần cứng vì website quá nặng và cần dung lượng nguồn lưu trữ đủ lớn.
- Doanh nghiệp có mong muốn, mục tiêu đặt máy chủ ở Data Center theo chuẩn quốc tế để đảm bảo đường truyền mạnh mẽ và cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7.
Phân loại Server
Hiện tại Server được phân loại theo hai cách: theo phương pháp hình thành máy chủ và theo chức năng của máy chủ.
Phân loại Server theo phương pháp hình thành máy chủ
Theo cách hình thành máy chủ, Server được chia thành 3 loại:
- Máy chủ vật lý riêng – Dedicated Server: là máy chủ hình thành từ phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng như HDD, CPU, RAM, Card mạng.
- Máy chủ ảo – VPS: là máy chủ hình thành bằng công nghệ ảo nhằm chia máy chủ vật lý riêng thành nhiều máy chủ ảo. Mỗi máy chủ ảo đều có tính năng tương tự như máy chủ vật lý riêng và nhận tài nguyên từ máy chủ.
- Máy chủ đám mây – Cloud Server: là máy chủ kết hợp lại từ nhiều máy chủ vật lý riêng và cùng sử dụng hệ thống mạng lưu trữ SAN – Storage Area Network.
Phân loại theo chức năng của Server
Dựa vào công dụng, chức năng, máy chủ được chia thành 7 loại:
- Máy chủ cơ sở dữ liệu – Database Servers
- Máy chủ file – File Servers. Ví dụ như máy chủ của Dropbox, Google Drive, Microsoft Onedrive,…
- Máy chủ mail – Mail Servers. Ví dụ như máy chủ của Gmail, Yahoo Mail, Amazon Mail,…
- Máy chủ in – Print Servers. Loại hình Server này được dùng trong các mạng LAN của doanh nghiệp nhỏ.
- Máy chủ web – Web Servers. Ví dụ như máy chủ của Amazon, Taobao, Shopee, các trang web tin tức,…
- Máy chủ trò chơi – Game Servers. Ví dụ như máy chủ của Võ Lâm Truyền Kỳ, Tru tiên, Liên Minh Huyền Thoại, Warcraft,…
- Máy chủ ứng dụng – Application Servers.
Ví dụ như máy chủ của phần mềm quản lý ERP, CRM, Smile cho doanh nghiệp, phần mềm quản lý nhân sự Cadena, Sun System. Máy chủ ứng dụng còn được hiểu chung là Server cung cấp các dịch vụ web, mail, file server, database,… khi các dịch vụ này hiển thị ở dạng ứng dụng di động.
Những thông tin cần biết về Server
Server cực kỳ quan trọng. Khi xảy ra lỗi sẽ gây nhiều rắc rối cho người dùng và công ty sử dụng dịch vụ mà nó cung cấp. Do đó khi thiết lập, máy chủ phải có khả năng chịu lỗi, tự sửa các lỗi cơ bản.
Yêu cầu dịch vụ từ phía máy chủ của khách hàng hầu như là 24/7 nên máy chủ phải hoạt động và được bật liên tục. Trong nhiều trường hợp và điều kiện cho phép, doanh nghiệp có thể có hơn một máy chủ. Lúc này, máy chủ chuyển đổi trong trường hợp gặp phải sự cố khó giải quyết.
Máy chủ cần tính bảo mật và có nhiều thiết bị nhạy cảm nên cần được lưu trữ riêng. Nếu ở công ty thì được lưu trữ trong tủ rack. Nếu máy chủ được quản lý bởi đơn vị thứ ba và lưu trữ ở trung tâm dữ liệu (Data Center) thì được cách ly trong nhà kính.
Để kết nối với máy chủ bằng mạng cục bộ – LAN, chúng ta có thể sử dụng Router hoặc Switch. Sau khi được kết nối mạng, các máy tính khách hàng có thể truy cập vào Server. Khi đó họ sử dụng các tính năng, dịch vụ mà nó cung cấp.
Bất kỳ máy tính nào cũng có thể trở thành một Server với điều kiện:
- Máy tính và phần mềm liên quan phải hoạt động 24/7
- Tài nguyên như CPU, băng thông sẽ không đủ để làm việc khác.
- Nguy cơ chịu các kiểu tấn công mạng mới
- Cấu hình máy tính phải đủ mạnh để xử lý các yêu cầu từ máy khách.
Giờ thì Bạn đã nắm bắt cơ bản Server là gì đúng không nào? Nếu bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn về cách thức để hình thành và vận hành quản lý Server thì để lại bình luận, chúng tôi sớm trả lời cho Bạn.