SSL là gì? Phương thức bảo mật truy cập được sử dụng trong HTTPS và đóng vai trò rất quan trọng để người dùng trải nghiệm web an toàn hơn. Vậy hoạt động của SSL là gì? Bạn có nên đầu tư chứng chỉ SSL trả phí hay chỉ nên sử dụng bản miễn phí. Mọi thắc mắc của Bạn được giải quyết nhanh chóng dưới đây.
SSL là gì?
SSL được viết tắt của từ tiếng Anh “Secure Socket Layer”, tạm dịch là “Lớp cổng bảo mật”.
SSL là lớp bảo mật cung cấp mã hoá giữa máy chủ web server và trình duyệt. Bảo vệ thông tin đồng thời giao tiếp giữa máy chủ và máy khách là chức năng chính của SSL. SSL cho phép web bảo mật vì nó đã loại bỏ đơn vị trung gian và cung cấp đường truyền an toàn.SSL được hàng triệu website sử dụng bởi nó bảo vệ được giao dịch trực tuyến giữa web và khách hàng.
SSL được cài trên trang web cho phép khách hàng xác minh được sự tin cậy, tính xác thực của website. SSL được xem là chứng chỉ để bảo vệ mọi dữ liệu mà không sợ bị mã hoá hoặc can thiệp.
Lợi ích khi sử dụng SSL là gì?
Khi chúng ta đăng ký tên miền để sử dụng email, dịch vụ website thì vẫn có những lỗ hổng bí mật và hacker có thể tấn công được. Thế nhưng khi cài đặt tiêu chuẩn xác thực SSL thì nó sẽ bảo vệ website và khách hàng của Bạn.
Điểm danh lợi ích hàng đầu khi sử dụng SSL:
- Xác thực website và giao dịch
- Bảo mật email, các ứng dụng (Outlook Web Access, Office Communication Server, Citrix Delivery Platform, điện toán đám mây,…)
- Bảo mật các giao dịch giữa khách hàng và doanh nghiệp và các dịch vụ truyền dữ liệu
- Nâng cao uy tín doanh nghiệp bởi khách hàng được bảo mật, không bị xâm nhập dữ liệu
Cách hoạt động của SSL
- Trình duyệt/ máy chủ kết nối với web được bảo mật bằng SSL. Nó yêu cầu máy chủ web tự nhận dạng
- Máy chủ web gửi cho trình duyệt/ máy chủ bản sao chứng chỉ SSL. Nó phải kiểm tra xem có đang tin cậy hay không. Nếu đáng tin cậy thì báo hiệu điều này đến máy chủ web.
- Máy chủ web trả về xác nhận ký kỹ thuật số để bắt đầu mã hoá SSL. Lúc nào dữ liệu được mã hoá giữa trình duyệt/ máy chủ và máy chủ web.
Chứng chỉ SSL gồm những loại nào?
EV SSL (Extended Validation Certificates)
EV SSL là chứng chỉ mở rộng có độ tin cậy cao nhất. EV SSL tuân thủ mọi quy định nghiêm ngặt của CA – Browser Forum trong quá trình xác minh tổ chức, doanh nghiệp.
Khi người dùng truy cập các website được trang bị chứng chỉ EV SSL thì thanh địa chỉ chuyển sang màu xanh. Trên website hiển thị tên doanh nghiệp/ tổ chức đang sở hữu website đó.
OV SSL (Organization Validation Certificates)
OV SSL là chứng chỉ xác thực tổ chức. Để được cài đặt chứng chỉ OV SSL thì doanh nghiệp/ tổ chức phải xác minh quyền sở hữu tên miền. Đặc biệt doanh nghiệp vẫn đang hoạt động bình thường.
DV SSL (Domain Validation Certificates)
DV SSL là chứng chỉ xác thực tên miền dành cho cá nhân với khả năng mã hoá cơ bản. DV SSL có giá thành rẻ, xác minh rất nhanh.
Wildcard SSL Certificates
Wildcard SSL dành cho các website muốn sử dụng SSL cho các subdomain khác nhau. Bạn chỉ cần mất phí để mua một chứng chỉ SSL duy nhất và chạy không giới hạn tên miền phụ.
MDC (Multi – Domain SSL Certificate)
MDC giúp bạn bảo mật ít nhất 3 tên miền mặc định và 250 SAN tuỳ chọn. Khi bạn sở hữu số lượng lớn website nên chọn MDC để không mất thời gian gia hạn và cài đặt từng tên miền.
Hướng dẫn đăng ký và kích hoạt chứng chỉ SSL
Chứng chỉ SSL do các cơ quan khác nhau cấp sẽ có chi phí khác nhau. Thông thường chứng chỉ SSL dao động từ 50 – 200USD mỗi năm.
Nếu bạn có ý định đăng ký chứng chỉ SSL thì nên sử dụng Domain.com. Bởi đây là dịch vụ đăng ký tên miền lớn toàn cầu. Chi phí cho dịch vụ SSL chỉ khoảng 35,99USD/ năm. Khi mua chứng chỉ SSL bạn có thể nhờ nhà cung cấp dịch vụ hosting cài đặt giúp.
Ngoài ra còn có cách để có chứng chỉ SSL miễn phí được thiết lập bởi dự án phi lợi nhuận Let Encrypt. Mục đích của dự án này là giúp cho Internet an toàn hơn, bảo mật hơn. Rất nhiều ông lớn trong lành công nghệ như Facebook, WordPress, Google, Shopify,… hỗ trợ.
Hiện nay rất nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ hosting tích hợp sẵn các chứng chỉ SSL như Tinohost, Bluehost, WP Engine, SiteGround, InMotion Hosting, iPage. Bạn có thể liên hệ với nhà cung cấp hosting để cài đặt SSL miễn phí cho mình.
Khi đã có chứng chỉ SSL, bạn cần thiết lập website WordPress để các URL được chuyển từ HTTP sang HTTPS. Cách đơn giản nhất để thiết lập là bạn cài đặt và kích hoạt plugin SSL Really Simple SSL trên website. Cách cài đặt plugin thì đơn giản nhưng nó mất thời gian tải trang. Vì vậy nhiều quản trị viên thích sử dụng cách thu công để thay đổi từng URL.
Giờ thì, Bạn đã hiểu rõ SSL là gì và tầm quan trọng của nó đúng không. Vậy thì cài đặt ngay SSL nếu bạn đang sở hữu website nào đó.