Phong trào khởi nghiệp nở rộ tại nước ta và trên toàn thế giới. Startup là một thuật ngữ rất quen thuộc, người người nhà nhà nói về khởi nghiệp, về Startup. Thế nhưng Bạn đã hiểu rõ và hiểu đúng Startup là gì? Dành ra vài phút, Bạn sẽ nắm vững những yếu tố quan trọng để Startup được thành công và đi trên đường dài, gặt hái thành quả xứng đáng.
Startup là gì?
Startup là danh từ tiếng Anh, hiểu đơn giản là KHỞI NGHIỆP, những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu việc kinh doanh.
Công ty Startup thường được cấp vốn bởi chính người sáng lập trong giai đoạn đầu để phát triển chính sản phẩm, dịch vụ của mình. Thông thường, Startup giai đoạn đầu rất hiếm nhân sự, chỉ là một team nhỏ nhưng thống nhất về ý tưởng và cùng hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh đó.
Bước vào giai đoạn thành lập, Startup cố gắn duy trì kinh phí ở mức thấp nhất. Tốc độ phát triển Startup rất nhanh nhằm hướng đến công ty thịnh vượng. Đôi khi chính việc này lại là tác nhân làm cho công ty khởi nghiệp đối diện với rủi ro và gặp thất bại nhanh hơn.
Các giai đoạn phát triển của Startup là gì?
Startup thương trải qua 4 giai đoạn phát triển chính: Định Hướng – Thử Thách – Hoà Nhập – Phát Triển.
Định hướng
Đây là giai đoạn khởi đầu, liên quan đến việc nghiên cứu và tìm hiểu thị trường. Từ đó Startup đặt mục tiêu, triển khai ý tưởng thành các kế hoạch muốn đạt được trong tương lai
Thử thách
Giai đoạn này, Startup đối diện với rất nhiều thử thách, bài toán phát sinh. Ở giai đoạn thử thách nếu Startup cạn vốn hoặc không xử lý triệt để vấn đề cốt lõi và dễ dẫn đến thất bại.
Hoà nhập
Nếu vượt qua được các thử thách, Startup hoạt động năng suất hơn, tối ưu hoá hơn. Bài toán về doanh thu, doanh số, mục tiêu dần đạt được.
Phát triển
Bước chân vào giai đoạn phát triển, Startup điều chỉnh mục tiêu lớn hơn, mở rộng quy mô phát triển và đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật.
10 yếu tố cốt lõi để Startup “vượt lên chính mình” và đi xa hơn
Giá trị cốt lõi
Điều quan trọng Bạn cần xác định được giá trị cốt lõi của Startup là gì? Giá trị đó có thể là sản phẩm đặc biệt, tốc độ… Xác định được giá trị cốt lõi là nền tảng để Bạn định hình văn hoá và môi trường làm việc công ty.
Tầm nhìn
Tầm nhìn là yếu tố đặc biệt quan trọng Startup cần quan tâm? Bởi tầm nhìn cũng là nền tảng để Bạn thực thi, tuyển dụng, kêu gọi quỹ và xử lý mọi vấn đề phát sinh của công ty Bạn.
Sứ mệnh
Sứ mệnh của Startup là gì? Sứ mệnh là yếu tố quan trọng để xác định mục đích kinh doanh và tuyên ngôn đối với xã hội. Sứ mệnh có thể được hiểu đơn giản hơn là mục tiêu. Bạn cần trả lời được chính xác câu hỏi “hoạt động kinh doanh của Startup nhằm mục đích gì?”
Từ sứ mệnh của mình, Bạn xác định được khách hàng mục tiêu, sản phẩm, dịch vụ, thị trường muốn hướng đến.
Sản phẩm hoặc dịch vụ
Sản phẩm và dịch vụ Startup phát triển là yếu tố cực kỳ quan trọng. Xây dựng một sản phẩm/ dịch vụ, Startup cần phải có sự tập trung, áp dụng cùng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Tốt hơn hết, nếu sản phẩm/ dịch vụ giải quyết tốt nhất bài toán thị trường cần gì, khả năng Startup tìm kiếm khách hàng nhanh hơn.
Thông điệp rõ ràng
Thông điệp là chính là câu trả lời “Tôi là ai” giúp Bạn định hình hình ảnh của chính mình đến với khách hàng. Tần tần tật thông điệp về nội dung, hình ảnh… giúp khách hàng hiểu rõ Bạn là ai, như thế nào và hiểu về sản phẩm, dịch vụ Startup của Bạn. Từ đó Bạn xây dựng được lòng tin khách hàng và thu hút cộng đồng tiềm năng.
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường tiềm năng là yếu tố quan trọng để Startup đi xa. Bạn cần tìm hiểu và nắm bắt được xu hướng hiện tại và trong tương lai gần về lĩnh vực mình định hoạt động. Từ đó Bạn sẽ có được kế hoạch chi tiết, rõ ràng để hành động.
Kỹ năng quản lý tài chính và ngân sách
Sự thật thì rất nhiều Startup có ngân sách eo hẹp và cần phải cân đối thu chi cực lớn. Vì vậy, Bạn cần lên ngân sách về cơ sở vật chất, nhân sự, phát triển mối quan hệ… một cách rõ ràng, chi tiết. Vào ngày đầu mỗi tháng, Bạn cần kiểm tra chi tiết và cắt giảm những khoản không cần thiết để đầu tư vào hoạt động chính tạo nên thương hiệu, doanh số.
Lập kế hoạch và xây dựng chiến lược
Hiển nhiên rồi, kế hoạch kinh doanh đầy đủ theo đúng chiến lược đề ra giúp Startup làm việc dễ dàng, hiệu quả hơn. Chiến lược và kế hoạch chính là con đường để Startup không đi lệch hướng.
Quản lý nhân sự
Làm việc cùng con người – nhân sự không hề dễ dàng. Thế nhưng Startup cần trang bị cho mình nền tảng cơ bản để quản lý nhân viên tốt nhất. Bạn cần làm thế nào để nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc, nhiệm vụ được giao, hiệu quả vượt trên mong đợi.
Nỗ lực và không bao giờ bỏ cuộc
“Đừng bỏ giờ bỏ cuộc”. Câu nói tưởng chừng đơn giản nhưng không hề giản đơn. Bởi con đường khởi nghiệp lắm chông gai, thách thức. Bạn cần phải nỗ lực, nỗ lực hơn mỗi ngày để vượt qua khó khăn trên chặng đường chông gai đó. Nỗ lực hết mình, nâng tầm bản thân mỗi ngày, Startup gặt được quả ngọt khi đã chín muồi.
Bạn đã hiểu “Startup là gì?” đúng không nào? Hãy kiên định với mục tiêu mình đề ra. Hãy hiểu mình đã và đang ở đâu để luôn nâng tầm chính mình nhằm đạt được mục tiêu đó. Sau mật đắng là quả ngọt. Chúc Startup thành công!